Ngày đăng: 24/06/2015

Để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình

Muốn tổ ấm luôn hạnh phúc, bền vững mỗi cặp đôi phải có kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền khôn ngoan.
Việc không đồng thuận trong vấn đề tiền nong sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Vậy làm thế nào để giải quyết những rắc rối trong vấn đề tiền bạc để duy trì hon nhan gia dinh hạnh phúc? Dưới đây là 5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình bạn:

hanh-phuc-gia-dinh
hạnh phúc gia đình

Cởi mở và trung thực với đối phương ngay từ đầu

Hãy công khai với bạn đời các khoản tiền ngay từ khi sắp kết hôn. Đó có thể là số tiền bạn được bố mẹ hồi môn, hay tiền bạn tiết kiệm được, hoặc có thể là những khoản vay nợ để bạn mua nhà… hãy chia sẻ với chồng/vợ sắp cưới để nhận được sự thông cảm và đồng thuận từ thưở ban đầu. Chính những hành động đó sẽ giúp hai bạn có niềm tin về tiền bạc ở nhau. Cặp đôi có thể cùng thảo luận và đưa ra những kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Đây chính là bước nền tảng cơ bản trong việc duy trì hạnh phúc của cả hai.

Hiểu nhu cầu của nhau

Vợ chồng nên lưu tâm tới nhu cầu hàng ngày và chính đáng của đối phương như: tiền xăng xe, điện thoại, giao lưu bạn bè, tiền mua quần áo… Chính vì vậy ngoài việc góp một phần lớn và ngân quỹ chung, mỗi người nên có một ít tiền riêng đủ để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình. Việc này giúp hai bạn cảm thấy thoải mái, chủ động trong việc tiêu tiền hàng ngày. Cùng tam su gia dinh chuyện cuộc sống,…….

Luôn sẵn sàng thỏa hiệp

Bạn và bạn đời phải luôn thoải hiệp với nhau về vấn đề tài chính, đặc biệt là nếu bạn có những ý tưởng khác nhau về chi tiêu và tiết kiệm. Khả năng thỏa hiệp về tiền bạc là tín hiệu tốt cho một mối quan hệ lâu dài hạnh phúc và sẽ ngăn chặn ngoại tình vì tài chính sau này.

Lập ngân quỹ chi tiêu chung

Đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau mà các cặp vợ chồng quyết định mỗi người có một khoản riêng, đồng thời lập một ngân sách chung cho gia đình để tránh cãi cọ trong tương lai. Điều này giúp mỗi người tự chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình, đồng thời vẫn có thể cùng nhau lo toan, gánh vác, chia sẻ sẻ gánh nặng tài chính của gia đình.

de-tien-khong-bi-chi-phoi-hanh-phuc-gia-dinh
de-tien-khong-bi-chi-phoi-hanh-phuc-gia-dinh

Có kế hoạch, quy định tài chính cụ thể

Hãy lên những kế hoạch và những quy định về cách quản lý tiền riêng phù hợp với đời sống, cá tính cũng như hoàn cảnh công việc của cả hai vợ chồng. Ví dụ như:

– Tiền chi tiêu chính trong nhà sẽ do ai nắm giữ và chi tiêu.
– Các mục tiêu tài chính hai bạn cần phấn đấu và hướng tới là trong bao lâu.
– Trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan tới tiền nong phải có sự đồng ý của cả hai.
– Số tiền dùng trong việc đối nội, đối ngoại.
– Trao đổi về những mục tiêu cũng như lập kế hoạch dài hạn về tiền bạc cùng nhau…

>> Theo: Tạp chí danong