Cuộc vượt cạn đầy vất vả
Trường hợp của chị Bùi Thu Ng. trú tại Cửa Nam, Hà Nội Bị thai nhi trong bụng đạp bong nhau non khi thai nhi 31 tuan tuổi. Em bé lúc ấy được 1,9kg.
Khi thấy máu chảy ở âm đạo, chị Ng. được người nhà đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy thai. Cháu bé bị suy hô hấp nhưng sau hơn 1 tháng điều trị cháu bé đã ra viện và nặng 2,7kg.
Chị Ng. hạnh phúc cho biết “cháu bị ảnh hưởng của việc bong nhau non, hay viêm đường ô hấp. Nhưng chị và gia đình vẫn hạnh phúc vì cháu bé tăng cân tốt”.
Bác sĩ Hà cho biết vào thời điểm giao mua giữa mùa thu và mùa đông, gió mùa đông bắc về là thời điểm sản phụ dễ bị bong nhau non nhất. Mọi người thường cho rằng do đứa trẻ đạp mạnh làm bong nhau nhưng trên nghiên cứu đến nay vẫn chưa rõ cụ thể nguyên nhân dẫn tới bong nhau non là gì. Chẳng hạn như do kinh nguyệt không đều cũng là một nguyên nhân
Lý giải hiện tượng bong nhau non, bác sĩ Hà cho biết bong nhau non là tình trạng nhau thai rời một phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi bé chào đời. Tình trạng này cản trở khả năng tiếp nhận oxy và dinh dưỡng đến bào thai, gây nên sinh non hoặc thai chết lưu.
Theo thống kê, tỷ lệ đứt nhau thai là 1/200 thai phụ với các cấp độ khác nhau. Nó thường phổ biến trong quý III nhưng cũng có thể xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ.
Để biết thêm nhiều kinh nghiệm quý báu về mang thai, dinh sản và sinh dưỡng bạn có thể vào chuyên trang me yeu con để tìm hiểu. Có rất nhiều bài học hay, mẹo hay về thai sản, trẻ nhỏ và bà bầu sẽ thường xuyên được cập nhật tại chuyên trang me yeu con