Ngày đăng: 07/07/2015

Những nguy hiểm từ đồ dùng bằng nhôm tái chế

Những đồ dùng bằng nhôm tái chế tuy có hình thức bóng mới đẹp mắt, lại rẻ tiền nhưng chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nhiễm độc đối với sức khỏe con người. Xem thêm cách tính  chu kỳ kinh nguyệt tại đây. 

Hiện nay, trên thị trường có bày bán những dụng cụ nhà bếp rẻ tiền lại có hình thức bắt mắt như xong, nồi, chảo… bằng nhôm tái chế. Tuy nhiên, đằng sau vẻ hào nhoáng đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.

 

 - Ảnh 1

Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Chia sẻ trên báo Thanh niên, TS La Thế Vinh, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật

Theo quyết định 46/2001 của Bộ Y tế, hàm lượng chì cho phép trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg. Các bạn đặt tên cho con theo phong thủy xem chi tiết tại đây. Theo bảng kiểm tra giới hạn kim loại nặng trong dụng cụ chứa đựng, bảo quản và nấu ăn của bộ Y tế, chì là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, huỷ hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích vào trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính, dị hình xương, suy thoái não…

hóa học (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, các sản phẩm xoong nồi sản xuất từ nhôm tái chế có thể gây nhiếm độc kim loại ảnh hưởng đến thần kinh, ung thư.

Nguyên nhân là do các sản phẩm từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, asen, cadimi…  Khi đun nấu, đựng các đồ ăn mặn, chua dễ bị ăn mòn, điện hóa tạo ra những vết lỗ chỗ, lỗ hổng lớn làm cho ion nhôm bị thôi ra lẫn vào đồ ăn thức uống sẽ rất nguy hiểm. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu… gây giảm sút trí nhớ, phản ứng trì trệ.

Ngoài ra, trong các máy biến thế, tụ điện phế thải (mà các lò tái chế nhôm thường thu mua), có một hợp chất độc hại chứa trong dầu thải là chất PCB. PCB là một hợp chất hữu cơ rất khó phân hủy. Chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mô mỡ, làm biến đổi gien và có nguy cơ gây ung thư cao. Xem thêm thời trang thu đông 2015 tại đây. Điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Thị Kim Thái, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường đại học Xây dựng.

Nhiễm độc chì, gây ảnh hưởng đến não

Theo thông tin trên tờ Sài Gòn Tiếp thị, TS.BS Ciro Gargiulo, làm việc tại phòng khám đa khoa quốc tế Bác Ái cho biết, nhiễm kim loại ngoài thông qua dụng cụ chế biến thức ăn từ nhôm tái chế, gây tác động nguy hại nếu cơ chế đào thải thông thường của cơ thể bị suy giảm.

 - Ảnh 2Phóng to

Nồi, xoong nhôm làm từ nhôm thải vứt la liệt trong xưởng.

Ngoài ra, trẻ em dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với chì vì có tỷ lệ tiêu hoá hấp thụ nhiều lần hơn so với người lớn và bộ não chưa phát triển hoàn toàn.

Lưu ý:

Trong tường hợp bị nghi ngờ nhiễm độc kim loại nặng, cần phải đến bệnh viện để được điều trị (hiện Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị bệnh này). Kể từ khi nhận dạng và loại bỏ các nguồn gây phơi nhiễm thường xuyên, phương pháp điều trị duy nhất là bệnh nhân phải trải qua một khoảng thời gian thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và giải trí một cách nghiêm túc.

Để đề phòng bệnh tật do nhôm tái chế gây ra, TS. La Thế Vinh khuyến cáo trên báo Thanh niên, tốt nhất người dân không nên sử dụng nồi, xoong nhôm để đun nấu đặc biệt các sản phẩm nhà bếp từ nhôm tái chế. Thay vào đó, nên chọn những đồ dùng có thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng.