Thai nhi tuần 35 tuổi – gan bắt đầu hoạt động
Ở tuần thứ 34, bé đã nặng khoảng 2,1kg và dài gần 45cm, cỡ một quả dưa vàng. Lớp mỡ dưới da đang dày lên trông thấy khiến bé trông tròn trĩnh hơn. Tuần tiếp theo – thai nhi 35 tuần tuổi sẽ phát triển ra sao nhỉ? Mời mẹ tiếp tục theo dõi nhé!
>> Xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi
Sang đến tuần 35, bé đã dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2,4kg. Tử cung của mẹ giờ đã không còn nhiều chỗ cho bé nhào lộn như một vài tuần trước nữa. Mặc dù vậy, con yêu vẫn tinh nghịch đạp bụng mẹ với tần suất ngang ngửa vài tuần trước. Mí mắt đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể hoạt động để thải ra chất thải cho cơ thể rồi. Bé đã phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tiếp tục tăng cân.
Thai nhi 35 tuần tuổi – cơ thể mẹ thay đổi những gì?
Tử cung của mẹ vốn dĩ nằm khuất sâu bên trong xương chậu khi thụ thai thì giờ đây đã chạm đến khung xương sườn. Nếu mẹ có thể nhìn sâu vào trong tử cung của mình, mẹ chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy con yêu phát triển nhanh như thế nào. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, ợ nóng, đau dạ dày… Nếu mẹ không phải vật lộn với những triệu chứng đó thì mẹ thực sự rất may mắn.
Kể từ tuần này cho đến khi sinh con, mẹ cần thiết phải gặp bác sĩ 1 lần 1 tuần. Trong khoảng thời gian từ tuần 35 này đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng nhưng mẹ đừng lo lắng, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông không hề gây kích ứng hay đau đớn.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Vi khuẩn GBS thường vô hại đối với người lớn nhưng nếu mẹ truyền vi khuẩn đó sang cơ thể con thì hậu quả lại đặc biệt nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể khiến con mắc chứng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu ngay từ khi mới sinh. Có đến 10-30% phụ nữ mang thai có chứa loại vi khuẩn này trong cơ thể mà không hề đề phòng hậu quả của nó. Vì thế, kiểm tra thai nhi trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Nếu phát hiện vi khuẩn GBS, mẹ sẽ được uống kháng sinh IV trong quá trình sinh để giảm nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
Tuần này cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để lên kế hoạch cho việc sinh con và hãy thảo luận với bác sĩ về mong muốn của mình mẹ nhé. Việc sinh con là việc không thể đoán trước được nhưng nếu chuẩn bị kĩ càng thì mẹ có thể phần nào bớt lo lắng khi vào phòng sinh.
Khi mẹ đã chuyển dạ và phải đi đến bệnh viện
Trước thời gian dự kiến sinh một vài tuần, mẹ nên vạch ra các tuyến đường nhanh nhất có thể đến viện hoặc trung tâm sinh sản. Hãy tìm hiểu các thủ tục sinh ở bệnh viện trước để không bỡ ngỡ, mẹ nhé!
Mẹ nên làm gì khi đến bệnh viện?
Nếu mẹ đã đăng kí rồi, mẹ nên làm theo thông tin các bác sĩ đã đưa cho mẹ trước đó: ghé qua quầy lễ tân thông báo rồi đi thẳng đến phòng hộ sinh. Nếu mẹ chưa đăng kí, hãy đến quầy lễ tân thông báo và họ sẽ làm thủ tục cho mẹ.
Y tá có lẽ sẽ dẫn mẹ đến phòng sinh nở và bác sĩ sản khoa sẽ phụ trách việc đỡ đẻ. Nếu không có bất kì điều gì bất thường khiến mẹ phải sinh con ngay lập tức thì bác sĩ sẽ kiểm tra thai nhi đầu tiên sau đó đánh giá liệu mẹ có sinh ngay được không?
Các y tá sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm và thay quần áo cho mẹ. Cô ấy có thể hỏi mẹ về các cơn co thắt và khoảng cách giữa các cơn co thắt đó, liệu nước ối đã bị vỡ hay có bất kì sự chảy máu âm đạo bất thường nào. Cô ấy cũng có thể muốn mẹ nói thêm về sự cử động của con và liệu gần đây, mẹ có ăn hoặc uống bất kì thứ gì bất thường hay không,… Bác sĩ sẽ kiểm tra tần số và thời gian co thắt cũng như nhịp tim của bé. Sau đó sẽ khám bụng và âm đạo. Nếu mẹ vẫn chưa đến ngày sinh nở và con yêu vẫn phát triển bình thường thì mẹ sẽ được trở về nhà.
>> thông tin cách nấu thịt đông cực ngon
Nếu mẹ đã trở dạ và sắp sinh, đội ngũ y tế sẽ định hướng cho mẹ mọi chuyện sẽ diễn ra trong phòng sinh và đừng ngại khi hỏi han bác sĩ bất kì điều gì mẹ nhé!
Tuần này mẹ nên làm gì?
Thai nhi đã 35 tuần tuổi và ngày dự sinh cũng chẳng còn mấy nữa. Mẹ nên chuẩn bị thức ăn cho giai đoạn sau khi sinh. Có thể cả mẹ và bố sẽ mệt mỏi đến mức cả hai không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu sau khi sinh. Mẹ có thể thấy tiện hơn nếu chỉ phải hâm lại thức ăn cho nóng. Hoặc mẹ có thể tìm sự trợ giúp của gia đình, bạn bè…..