Ngày đăng: 08/08/2015

Trẻ lười ăn là hiện tượng thường gặp

Trẻ lười ăn là hiện tượng thường gặp và có nghịch lý là các gia dinh càng chú ý chăm sóc trẻ, ép trẻ ăn nhiều bao nhiêu thì trẻ càng lười ăn bấy nhiêu. Tuy nhiên các bố mẹ thường chỉ dỗ trẻ hay ép trẻ ăn một cách miễn cưỡng mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân lười ăn của con mình là gì để có cách điều trị hợp lý. Sau đây là một số dạng lười ăn phổ biến nhất ở trẻ mà các mẹ nên biết để áp dụng các phương pháp phù hợp với bé yêu nhà mình.

trẻ biếng ăn

Trẻ ít thèm ăn

Trẻ lanh lợi, năng động và táy máy nhưng ít khi biểu lộ đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống. Trẻ quan tram nhiều đến việc đi chơi và giao tiếp với mọi người hơn việc ăn. Trẻ có thể chỉ ăn một vài miếng và ngừng ăn, dễ lơ đãng việc ăn và có thể khó giữ yên tại bàn hoặc trên ghế cao trong khi ăn.

>> Xem thêm nhac cho ba bau tại đây!

Trẻ ác cảm với thức ăn

Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, thành phần thức ăn hoặc hình thức bên ngoài của thức ăn. Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn loại thực phẩm trẻ có ác cảm. Thường xuyên xuất hiện cảm giác khổ sở chẳng hạn như trở nên khó chịu khi nghe tiếng ồn hoặc có cảm giác như có cát và cỏ ở dưới chân.

trẻ biếng ăn

Trẻ thờ ơ với chuyện ăn

Theo me va be, trẻ biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn: Có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc bình sữa, hoặc chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người lại hoặc từ chối mở miệng ra. Có thể xảy ra ở trẻ đã từng trải qua một sự cố đáng sợ khi được cho ăn ví dụ như bị sặc, bị nghẹn không thở được.

Trẻ không cảm thấy ngon miệng

Sự ngon miệng của trẻ thể hiện rất hạn chế nhưng lại thích hợp cho phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đôi khi, sự lo lắng quá đáng của cha mẹ dẫn đến sử dụng các phương pháp cho ăn ép buộc có thể ảnh hưởng bất lợi tới sở thích ăn uống của trẻ.

Một lý do khác khiến trẻ kém ngon miệng có thể là trẻ đang bị nhiễm bệnh. Khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.

Trẻ sợ ăn

Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm và yếu đuối. Rất ít giao tiếp bằng lời và không bằng lời (như mỉm cười, bi bô, nhìn thẳng vào người đối diện) giữa trẻ và người cho ăn. Đây có thể là bằng chứng về sự không quan tâm đến việc ăn của trẻ.