Ung thư dạ dày triệu trứng nguyên nhân và cách điều trị
Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa. Hãy cùng tạp chí mẹ yêu con tìm hiểu về căn bệnh này nhé
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày:
Chúng ta có thể khái quát các yếu tố chính gây bệnh ung thư dạ dày bao gồm:
– Do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây nên. Loại vi khuẩn này có thể lây lan qua nước bọt hoặc phân và trú ẩn ở niêm mạc của dạ dày.
– Bệnh ung thư dạ dày mang yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh rất cao.
– Nhóm máu: những người thuộc nhóm máu A thì có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu khác.
– Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, ăn quá nhiều đồ nóng, nhiều dầu mỡ, nướng chả, hun khói … cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Xem: Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai
Triệu chứng ung thư dạ dày:
Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu thường không rõ rệt, dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 40 – 60.
Nhìn bên ngoài, những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường gầy nhanh, người nóng, da khô, sờ vùng thượng vị thấy có khối u nổi cục, chuyển động theo nhịp thở.
Thức ăn được rán ở nhiệt độ trên 120oC có thể sinh ra độc tố gây ung thư dạ dày
Bên cạnh những nhận biết trên, khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện bệnh nhờ các phương pháp như chụp X-quang dạ dày, soi dạ dày và làm sinh thiết…
Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày:
Ba phương pháp thường dùng nhất là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
Nếu ung thư dạ dày sớm ở niêm mạc và dưới niêm mạc, chưa xâm lấn vùng hạch thì điều trị qua nội soi cắt bỏ rộng niêm mạc và dưới niêm mạc, chưa điều trị hoá chất và xạ trị.
Nếu ung thư dạ dày tiến triển thì cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tuỳ mức độ xâm lấn khối u dạ dày.
Hoá và xạ trị thường dùng hỗ trợ nhằm giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Chúng có thể được dùng riêng rẽ hay kết hợp với nhau. Điều không may là bên cạnh các tế bào ung thư, chúng cũng hủy hoại các tế bào lành mạnh và gây ra các triệu chứng phụ, do đó bệnh nhân cũng thường cần phải được điều trị cho các triệu chứng gây ra bởi việc điều trị.
Tóm lại, nói chung, nếu khó chịu hay đau bao tử nhẹ, ta có thể thử tự chữa bằng các thuốc không cần toa trong một thời gian ngắn. Nếu sau một, hai tuần vẫn không khỏi, nên đi bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, nếu vẫn không khỏi sau một thời gian, bác sĩ gia đình sẽ cần phải gởi đi các bác sĩ chuyên về đường ruột để có các phương pháp chẩn đoán tinh vi hơn
Xem thêm:
Cây chùm ngây và công dụng chữa bệnh thần kì